tÊnh

tenhblog

đòi lại mấy quả trứng bắc thảo

5h chiều, con đường trước lăng bác trơ trụi ko 1 bóng cây, nắng chói lòa như ko có thực. chiều nào đi làm về qua đoạn đường này cũng thấy sao mà nó dài ghê thế, dù tính ra chắc chưa đến 500m. nắng hè làm con đường dài mãi ra, như đọc Lâu đài. hồi trc quyển này đc để ở đầu giường suốt mấy năm mà chưa đọc xong, toàn bị lấy ra đập bọ xít với gián bay vào nhà buổi tối. Bây h thì thay = quyển Bướm trắng. các quyển sách cứ đang đọc dở hoặc mãi chưa đọc xong thì đập bọ vs gián mới dính tay, nghe cứ đôm đốp, vì hãy còn mềm. đọc xong r thì bìa vs giấy ở trong cong queo hết cả lên. bỗng trong đầu hiện ra một hình ảnh, 1 trưa hè đội mũ tai bèo màu trắng đốm cam, cái mũ đấy sao mà thích đội thế? đi học thêm lớp cô Đào để chuẩn bị vào lớp 1. nhưng lúc chia lớp thì lại ko đc học lớp cô Đào chủ nhiệm, mà sang lớp cô Tâm. các bạn thân quen đều học ở lớp kia, bỗng dưng có mình mình bị đẩy sang lớp này, với những người bạn lạ lẫm chưa gặp bao giờ. thế mà sao lúc còn trẻ con lại chả thấy sợ gì. bây giờ thì cũng ko sợ nữa rồi. chứ cái hồi mới ra trường, cái gì cũng sợ. phải chăng cũng 1 phần là do bạn hồi đại học, lớp toàn những con gà mờ được bố mẹ chăm nom. hồi trẻ con chọn bạn kiểu gì? chả nhớ lắm nữa, người bạn thân đầu tiên là bạn đi cùng đường từ trường về nhà. đúng, cần phải đi cùng đường. chẳng phải sau này ko đi cùng đường nữa thì đều nghỉ chơi hết hay sao? chả thù ghét mà cũng ko tiếc nuối, đi đường khác lại gặp người khác thôi. thế mà những năm 20 21 tuổi, ko khôn đc như hồi bé, cứ sợ rúm vào. những người bạn của độ tuổi ngoài 30, ai cũng đơn giản, móng tay móng chân cắt gọn gàng. Cái tiêu chí móng tay móng chân này từ đâu ra? tự chọn hay do ai chọn hộ cho? hồi đi học bị chia lớp, hẳn là ko đc tự chọn r. có mỗi năm lớp 6, mẹ bảo cho đi học thêm 1 môn năng khiếu, vẽ thì xấu, nhạc thì thấy piano với organ các bạn xung quanh đều học cả rồi, bèn chọn học ghita. cái thứ đầu tiên tự chọn thì lại chả phải là do thích thú gì cho cam. đàn học ko dốt cũng ko giỏi. thậm chí bây giờ còn ko nghe nhạc. cái lớp đàn đấy sau này có 1 ng, cả đời có lẽ chỉ đi cùng đường mỗi cái đoạn cùng đi học đàn. chơi vs ng ko đi cùng đường quả là dẫn đến kết cục ko tốt. suốt mấy năm, do mình vẫn đi đường của mình nên cái người kia hẳn là đã đứng im, ko di chuyển được tí nào. thật ra cũng có tiếc, có mấy chục trứng, hồi covid mẹ gửi, mẹ a ta mang đi làm trứng bắc thảo. bây giờ ko biết làm tnao để đòi đc vài quả? (hôm nọ hỏi c Bình chỗ sưu tầm mấy câu chửi của các bà các mẹ, toàn là chửi bắt trộm gà. mình nghĩ mình chửi, kỳ thực ra có khi cũng chỉ vì mấy quả trứng gà).

đòi lại mấy quả trứng bắc thảo Read More »

line (2)

nhà hàng của intercon, ksan 5 sao view đẹp nhất HN, nhoi ra hồ tây như 1 bán đảo, cửa sổ hướng về công viên của khu dân cư nơi mình ở. hàng ngày, những vị khách trên bán đảo mở tiệc cưới, uống trà chiều và ăn những món sơn hào hải vị, chỉ cách bờ khoảng 30m, có chỗ gần hơn, đứng ở bờ hồ chỗ công viên ném bừa 1 viên sỏi cũng sẽ đến đc sân ksan. mỗi lần dắt chó, mình cảm tưởng các ông bà tây bên trong nhà hàng có thể nhận ra cái mặt kì dị của con cáp quang, và gợi nhớ chút gì đến quê nhà, nếu họ đến từ 1 nước nuôi rất nhiều con cáp quang như hungary hay nga. chiều nào cũng có 1 cái bè nhỏ của ksan đi vớt rác, giữ gìn cảnh quan xung quanh khu vực nhà hàng. nhân viên ksan, mặc đồng phục bếp hoặc bảo vệ, trông xe, hay ăn sáng ở 1 quán bún riêu vỉa hè đoạn đầu công viên, và uống trà đá hút thuốc lào long sòng sọc. mùi bánh tỏa ra từ góc căn bếp sát với quán bún riêu, từ những cái quạt thông gió to kềnh càng và phả hơi nóng, hòa với mùi lá khô đã bắt đầu mục rữa, từ 2 cái xe đẩy rác hay đỗ ngay cạnh đấy. cái bè của ksan đi vớt bèo, vớt rác xong xuôi, thì sẽ thấy 1 cái bè khác, của dân ở gần công viên, đi bón phân, hái rau cho cái vườn lấn ra ven bờ hồ, khi mà các chậu cải cúc và các loại rau màu các bà trồng vào chậu đã chắn hết lối đi ở cái khu hình tròn giữa công viên. sáng sớm có cả 1 dàn lưới mắt nhỏ bắt tôm, loại lưới lồng có khung vuông đan vào chồng lên nhau thành 3 hàng, dài tầm 4-5m, mấy bà châu đầu vào chọn mấy con tôm nhảy tanh tách và chia nhau mấy con cá bé. các ông đi câu cá hoặc nhìn nhau câu cá, mang chó ra thả, các bà và các chị ra tập thể dục hoặc dắt em bé đi công viên thi thoảng lại dạt hết cả sang 2 bên vì khiếp vía mấy con chó to, hoặc vì giẫm phải cứt chó, thi thoảng là cứt của con quang nhà mình, có con chạy nhảy xong còn lao xuống hồ vầy nước rồi lên bờ lắc lấy lắc để, ướt hết cả người mấy đôi trai gái chim nhau trên yên xe máy hoặc ngồi tán phét ở quán trà chanh kê ghế rải rác dưới gốc mấy cây to. có hôm ông câu cá chửi chị kéo tôm, chửi nhau to lắm, chạy đuổi nhau 1 vòng, ném cả cái lưới khung vuông của chị vào người chị. cảnh sinh hoạt ngày thường hỗn độn này, nếu bảo là ở ngay cạnh ksan 5 sao thì chắc ko ai tin, nhưng nếu bảo, là ng dân phường Quảng An đồng lòng diễn để tạo quan cảnh exotic cho người tây, sống trong điều hòa và nhìn từ ô cửa kính nhà hàng ra, thì chắc ai cũng gật đầu tán thưởng.

line (2) Read More »

chửi tốc mả thằng chó nyc ăn đầu b ăn cứt và 1001 con đĩ tên Linh của nó

năm 2018 còn ở Trích sài, (trốn) làm ở cty thuốc lá. những buổi trưa ko muốn về nhà ngủ, nắng hoa cả mắt, nhưng vẫn đi nửa vòng hồ tây để chui vào 1 hiệu sách, nằm giữa 1 cái vườn đầy muỗi trong ngõ 240 bên cạnh chợ hoa. mặc dù toàn ngồi nhà rình sách post lên fanpage của hiệu sách để mua online, nhưng rất thích mò đến đấy ngồi, những lần đến thì lại ko mua j, chỉ nhòm ngó 1 tí r đứng ở bậc thang trêu mèo với nghe chuột chạy lột sột trên mái. hầu như ko bao giờ gặp a chủ, lần đầu tiên mò đường vào còn đ nhớ ra hiệu sách tên gì để hỏi hàng xóm, nt hỏi thì a chủ bảo a chưa đến, e cứ mở cổng mà vào. lần cuối cùng mua sách ở đấy, ko biết a Phi có nhớ ko, là mua mấy quyển của Vương Tiểu Ba, nhờ 1 ng khác đến lấy hộ, chính là thằng nyc ml chó chết (rủa cho m cả đời ăn đầu b ăn cứt). ko lâu sau, hiệu sách chuyển đi, mình thì lại chuyển về đúng cái ngõ 240 đấy ở. đến bh mình vẫn nghĩ, vì mình để cho con sói già gian ác bước vào khu vườn, nên khu vườn mới bỏ đi. cái ngõ 240 đấy từ khi hiệu sách chuyển đi, chứng kiến những bãi rác hết vơi lại đầy, chuyển từ lề bên trái sang lề bên phải, từ đầu ngõ đến cuối ngõ, mãi 3 năm ms đc dọn sạch, những con chó chạy lông nhông theo mình về nhà, có con đã già rồi chết đi, con thì bị bắt mất, con may hơn tìm đc đường về, đường Âu Cơ từng khúc xới lên sửa bụi mù, mình chẳng bao h đi qua nữa, chứng kiến cả cuộc tình (như tr cổ tích, chỉ khác là thay vì 40 tên cướp thì a alibaba chó chết của mình có 40 con phò dở, 5 con trong đấy tên là Linh =))) dài và như cứt, của mình. mình chuyển đi đc 1 năm, bỗng (cũng ko bỗng lắm, trước cái bỗng này đã kịp đến hiệu sách mới ở Ng Chí Thanh, đã kịp biết a chủ tên là Phi, và hôm đấy là đc c Bình mách =)))), một hôm a Phi bảo, a lại chuyển về ngõ 240 r, ở cái vườn đối diện cái vườn hồi xưa. cuối cùng mọi thứ lại trở về đúng vị trí. con sói già gian ác đã cút đi, khu vườn cũng trở lại, một ngày tháng 4 đầu hè nắng chưa rát nhưng đủ làm những người đạp vịt trên hồ Trúc Bạch mệt chết mẹ, con thiên nga lướt trên mặt nước êm đềm còn những mặt người thì nhăn nhúm, mình đã ko còn liên tưởng gì đến những khả thể của các mối tình và những th nyc, th nào cũng ml chó chết, nhất là th vừa r (mả tổ nhà mày). a Phi bảo, hnao qua a chơi. nhưng hnao e qua a nhớ ko ở quán giống hồi xưa, và nếu có 1 con mèo tam thể kêu ngao ngao rất to ở chân cầu thang thì thật là tốt quá.

chửi tốc mả thằng chó nyc ăn đầu b ăn cứt và 1001 con đĩ tên Linh của nó Read More »

đi xem triển lãm tranh

kỳ lạ là 1 đứa ko biết gì về hội họa và phối màu như cứt như mình lại lấy màu sắc ra làm dấu hiệu và biểu hiện của cá tính và gu thẩm mỹ. mẹ là một ví dụ. trong trí nhớ những năm tuổi thơ của mình, bà gần như là 1 người ko có hình dạng và màu sắc. đôi khi đến cả giới tính, chỉ phân biệt được bà là phụ nữ vì bà làm mẹ. vì bố, như nhiều ng đàn ông khác, khá vô tích sự và phù phiếm (trong đầu ông lúc nào cũng có 200 vở kịch mà ông là kép chính, lúc nào cũng phải chiến đấu với quái vật chịu mọi hiểm nguy diệt trừ gian ác, tuy nhiên tất cả những phen phải trèo lên thang để cứu mèo đều phải nhờ vợ làm diễn viên đóng thế, sau đó khi đón được mèo thì mặc kệ vợ vẫn còn chưa trèo xuống và thang ko ai giữ, đôi khi, vợ vẫn còn đang ở bên kia bức tường ngăn cách hiểm họa kinh khủng khiếp ko thể tưởng tượng nổi – cho mèo, chứ ko phải cho vợ – và thế giới bình yên lý tưởng bên trong đầu ông), nên trong mười mấy năm tuổi thơ của mình lúc nào người đàn ông và người đàn bà cũng nằm chung trong hình ảnh mẹ. khác với ông chồng Thiên Tướng đóng mệnh, lúc nào ra đường quần áo cũng chỉn chu, cẩn thận chọn lựa màu áo với màu cà vạt (ông phải có gần trăm cái), cẩn thận cả trong cái dáng điệu và bước đi thủng thẳng, lúc nào cũng ra được cái vẻ lơ đãng, thì bà lơ đãng thật. Bà là một hình người bước đi thoăn thoắt, luôn mặc một cái gì đấy màu nhờ nhờ, cái áo sơ mi cũ đã bạc của chồng mà bà dùng làm áo chống nắng, mặc trùm đến qua mông, chỉ nhìn thấy đôi bắp chân rất giống bắp chân của bà chủ trong Tom & Jerry (lúc ở nhà bà cũng thường hay lăm lăm cái chổi y như bà chủ trong hoạt hình), hay cái nón, cũng cũ, bà hay đội ra vườn, đi chợ, đi giải cứu mèo, đón đưa con đi học. không có một tí gợi nhắc nào về cơ thể một người phụ nữ trừ mái tóc, được cái rất dài và mượt. sau này mái tóc cũng luôn là thứ mình lấy để phân biệt giữa đàn ông với đàn bà: đàn ông tóc phải ngắn còn đàn bà thì phải có tóc dài và mượt, ko thì hẳn là bị hỏng ở đâu đó. Lần đầu tiên bà nhờ con gái mua một món đồ, sau rất nhiều năm bị chê ko chịu chăm lo ăn mặc, tủ quần áo chỉ có toàn mấy món đồ cũ (nhưng vẫn còn dùng tốt vì bà chẳng mấy khi mặc) và đồ con gái thải cho, là một cái váy màu trắng, nhớ mua size L, “để mẹ mặc đi chụp ảnh với các cô”. đến bây giờ, sau gần chục năm được giải thoát khỏi mấy đứa con và nghĩa vụ làm mẹ thường trực, màu chủ đạo của bà đã đi xa màu trắng rất nhiều rồi, nhưng cái lần đầu tiên nhờ mình mua váy và lại là tông màu trắng này luôn làm mình thấy buồn cười. bà, một người mẹ, bấy giờ mới bắt đầu được làm một người đàn bà. từ không màu đến màu trắng. ko có 1 người mẹ điệu đà để noi gương trong những năm dậy thì (bà còn không biết trang điểm, lúc nào bôi phấn mặt cũng trắng toát cả lên), nhưng mình được trải qua cảm giác (chắc hẳn là thế) của một phụ huynh khi nhìn mẹ khám phá các gu thời trang và định hình sở thích. mặc dù gu thời trang đã được định hình đấy của bà bây giờ rất kinh khủng, toàn những màu lòe loẹt trộn vào nhau, một lần cả 3 bố con đã chọn đồ cho rồi nhưng cuối cùng vẫn bị bà chê “bố con mày cái mắt y hệt nhau”. hay cái tủ bếp, ngôi nhà gần đây nhất bà được toàn quyền trang trí vì là “nhà của mẹ”, chọn cái màu sơn bóng loáng lỗi thời, và trên mặt bàn ăn trải cái khăn nhựa màu xanh rất xấu (con mèo rất ghét màu xanh), bà bảo là khăn nhựa thì mới dễ lau chùi. so với những đứa con gái mới lớn thì được cái là bà chẳng bao giờ tự ái khi bị trêu, lúc nào cũng cười hơ hớ. ở với một ông chồng suốt ngày trêu vợ (ông bịa ra kịch bản bà vừa nấu ăn vừa trang điểm, hồi đấy ông thiết kế cho bà cái tủ đựng đồ trang điểm và một cái gương rất to ngay cạnh bếp), có lẽ bà đã dậy thì đúng lúc, khi ông hết kịch bản rồi và bây giờ chuyển từ trêu vợ sang nghiện mua đồ shopee. mình đi xem một cái triển lãm tranh. những bức tranh rất to, choán hết cả 1 bức tường, hẳn phải to như cái tôi của người họa sĩ. màu sắc lòe loẹt, vẽ hoa 5 cánh 1 nhụy, thi thoảng lại trát lên vài đường nhũ óng ánh, nhìn ko ra cái giống ôn gì. bỗng dưng mình nghĩ đến mẹ và cái váy màu xanh lơ họa tiết quả cam của bà, 3 bố con thấy màu xấu quá mua cho để trêu nhưng bà lại thích mặc nhất. những bức tranh vẽ xấu và màu lòe loẹt, có phải là giống như cái váy của mẹ mình, rất xấu nhưng cả 4 người đều vui?

đi xem triển lãm tranh Read More »

6

hàng xóm dưới tầng 1 có nhà bị điên, cả chồng vợ lẫn con, tối đến cứ ăn no rửng mỡ là rú lên như bị cắt tiết. th chồng hát ông ổng: mẹ ơi con đã già rồi. thi thoảng lại gọi, Thảo ơi. chả biết Thảo là con hay là vợ. cứ gọi thế 4 5 lượt mà ko ai thưa. con vợ thì xem TV hay xem cái j, cười phe phé, y trong mấy cái fim ma mà có ng hoá dại. hắt xì rõ từng âm tiết ‘ắt xì ơi’, cả 7 tầng nhà vs hàng xóm 4 bên nghe thấy. đứa con, ko biết là trai hay gái, hay là 1 trai 1 gái, cửa thì làm bằng sắt mà cứ chạy va vào xoang xoảng. có hôm bị bố đánh ghê lắm, ko nghe thấy tiếng khóc, chỉ nghe thấy tiếng chửi vs ném đồ đạc. feedback hno đọc Sống dễ lắm, ô giáo Chi bảo, sống dễ lắm, cứ nhìn mắt bọn trẻ con mà sống. thời nay nhìn mắt bọn trẻ con mà sống thì có mà ăn đb, ăn c. tầng trên có 1 chị gái xem bói hay hầu đồng j đấy, cũng hay rú, thích nhất là 11h đêm lôi giường tủ xềnh xệch kê đi kê lại. lại có 1 đôi ng Nga hay ng Anh, quát nhau cả ngày ko chán. đối diện có 1 bà già ở 1 mình vs con mèo. con mèo cứ đến tầm trưa là đòi ăn, kêu ngao ngao khiếp hết cả lên, mà bà già ko vội cho ăn ngay, phải nói ch = tiếng mèo vs con mèo thêm 15p. Đoạn kết 1: ngày nào cũng như ngày nào. cái cây ngoài cửa sổ năm ngoái rặt ko có lấy 1 cái lá, năm nay qua mấy đợt lạnh vẫn xanh um. thấy bảo là vì có hơi người. mỗi tội toàn ng điên. Đoạn kết 2: Sáng dậy đi làm, vào thang máy, chị gái tầng trên nước hoa thơm phức, át cả mùi cứt mèo của phòng bên cạnh. xuống dưới nhà, a tầng 1 đưa con đi học, đon đả dắt xe ra hộ. bên ngoài 6 bức tường phòng, ko ai nhận ra ai là ng gào rú, hắt xì, cãi chửi nhau, kê bàn ghế xềnh xệch đêm qua nữa cả. ko có ai là ng điên.

6 Read More »

lines

Mom is a great cook. she can make a party with fancy, 4-5 star restaurant food for 50 people, but there’s one thing she’s never confident enough to make, which is the sweet/sour sauce for spring rolls. all my childhood i remembered it being the ‘specialty’ of my aunt, who lived downtown, in the city center where everything was (and is) happening, with sauces like this one that she always stressed that my mom, living in the suburb, would never be able to make it right. so Mom stopped trying and never made the sauce, and that’s why it’s the only thing i can do when i enter her kitchen. mãi sau này khi nói chuyện với các bạn về tuổi thơ êm đềm, với ngôi trường bé xinh chỉ có 8 lớp, hồn nhiên ngây thơ như trường Tô-mô-e của Tốt tô chan, với một cộng đồng giản đơn đến nỗi ai cũng biết nhau, mình mới nhận ra mình ko có truyền hình cáp. hay ký ức về món đậu phụ. đậu phụ làng Mơ là 1 ‘đặc sản’ mà cho đến những năm mình gần lên cấp 3, chỉ có những lần mẹ đưa đi học thêm qua cầu Long Biên mới mua được, và mẹ thường mua ngay trên cầu Long Biên trên đường về. Cầu Long Biên và cầu Chương Dương là cầu nối giữa 2 thế giới, 1 bên có truyền hình cáp và đậu phụ ngon, bên kia thì không. 1 bên biết làm nước chấm nem ngon chuẩn vị, và chê bên còn lại quê mùa, trên răng dưới cắc tút. 1 bên có các trường chuyên, chuẩn, trọng điểm, 1 bên có trường Tô-mô-e. sau này, công nghệ làm đậu phụ cũng như truyền hình cáp bắt đầu phổ cập dần đến những huyện ngoại thành, cùng với những anh chị tư vấn đại học, du học, hồi đó mình còn nhớ rõ, là 1 a tư vấn của RMIT, lặn lội đến tận nhà mình, để đưa brochure. ngay sau khi đậu phụ làng Mơ phổ cập, ranh giới ko còn là cầu long biên hay cầu chương dương nữa, cũng ko phải chỉ dịch chuyển đi từ từ, mà đùng 1 cái bị đẩy tít ra tận rìa HN, xa hơn cả đường vành đai 4 đang xây. hnhu vượt quá cái ranh giới đấy là ko thể dừng lại được nữa. nhưng là loại ranh giới ntnao? what kinds of the line, that once crossed, we can never go back? my parents could move to new houses, new cities even, when some certain lines of their own were crossed, but i know Mom would never cross her own line with the spring roll sauce. maybe the line is not actually the line. what do we call the point, the tipping point, that has the actual power to move the line, so far away that sometimes we even forget the line was there in the first place? 1 a làm tư vấn tâm lý có bảo mình, câu hỏi quan trọng nhất để identify mức độ nghiêm trọng của 1 ng bị trầm cảm, là “bạn đã muốn chết chưa”. no nonsense, no inner child, no healing bullshits. you want to die yet? and that’s it, but you need to be honest. how many pills would be needed to take one’s life? it’s not the act of taking the pills, or thinking about death, about killing one’s self, it’s the last pill, the nanometer of the knife cutting to one’s wrist, the nanosecond one’s neck was left hanging on the rope. have you thought about that nanometer, that nanosecond, yet? do you want to go there yet? đã muốn chết, chết thật đấy, chưa? he asked, suddenly, through the 2nd drink, on the window sill of a bar in London, “I bet you also experienced sex at a very young age, huh? mine was when i was 4, i can remember, clearly, i was lying on my back, dangling my dick between my thighs, and i remember it felt great”. ok weird guy. but i think it was the same for me, around the same age. giá sách ở nhà có 1 cuốn sách ảnh, m nhớ mang máng tên là Người phụ nữ và cái đẹp, bên trong có rất nhiều ảnh các chị, các mẹ, ảnh nude nghệ thuật, tượng khỏa thân. i think that was when my line was crossed. not to beauty or to sex, but to taboo. after that nothing feels as such.

lines Read More »

hồ tây

this morning waking up, suddenly i felt like talking to her. then i realized she’s no longer here. or there. it was the end of october, beginning november of 2019. i came back on the plane from hcmc with her and another friend. took them around hanoi, to the walking street, to the coffee over looking Long Bien bridge, and the flowers picnic garden thingy by the Red river. cant remember what else we did that day, but i was with her, on my scooter, we were driving along hồ tây. hồ tây is big. i was living near Trich Sai, in my small apt with across from the neighbor who was a grocery store, who had chickens on her rooftop and sometimes they would fly over and landed on my balcony, or the front yard. they also used to sing karaoke every friday night, not with a loud and ugly voice but beautifully, and on other nights someone played the piano. we were driving along the lake, when suddenly she told me, hey, that guy’s been following us. I noticed too, he’d been behind us for at least the last 5km, slowed down when i slowed down, sped up when i tried to escape. he was on some kind of motorbikes, wearing black from head to toe, big helmet covering his whole head. i stopped on the side of the street when we got to Trich Sai. The guy got confused, didnt know weather to stop or keep going, then decided to drive away. idk why we didnt freak out about it that day. just noticed him, both of us, then never talked about it ever again. i miss her and my old apt. and hồ tây before they built those 2 ugly big black towers.

hồ tây Read More »

quyết tâm chia tay

mọi quyết định chia tay có lẽ đều đến từ người nữ. nhiều khi nó chỉ đến từ những cái nhỏ nhặt. như câu chuyện vợ chồng li dị vì lí do thằng chồng bao nhiêu năm ko chịu rửa cái cốc nước uống dở, lần nào vợ cũng thấy để lung tung trên mặt bếp. như chuyện 1 buổi chiều, shipper gọi điện báo gói hàng đợi mấy tuần mới về, gửi đến đúng lúc ko ở nhà, phải đợi mãi mới có người mở cửa để vứt vào sân. mấy năm nay chẳng nhờ cái gì, chỉ nhờ 1 lần duy nhất, là hôm đó vào nhà lấy hộ cái gói hàng rồi mang lên phòng. thế mà lúc về, gói hàng chẳng thấy tăm hơi, người kia đầu óc thậm chí còn chẳng nhớ đã cầm lên chưa, hay vui tay vứt mẹ đi đâu rồi. tình cảm ko phải nói hết là hết. cũng ko có khoảnh khắc nào mà bỗng dưng bóng đèn lóe lên trong đầu để mà quyết định chia tay. Chỉ có khoảnh khắc quyết định sẽ không bao giờ tha thứ cho bất cứ một lỗi lầm nào nữa, mà thôi. mà ko thể kết thúc without a bang được, nhỉ? 1 tháng sau khi gói hàng mất tích, 2 tuần sau khi chia tay, 1 shipper khác gọi điện, bảo em ơi hàng tạp hóa đầu ngõ cứ nhìn thấy a là gọi toáng lên, bảo tại sao cả tháng rồi em ko ra nhận cái gói hàng gửi ở nhà người ta. ơ em có hàng nào nhờ gửi vào đấy đâu? đây này gói hàng gì to lù lù. anh shipper chụp ảnh cho xem, mới té ngửa ra là cái gói hàng lần trước bị mất tích. hôm đấy ắt là ôm cái gói hàng đi ra mua bao thuốc lá xong quên mẹ ở đấy, đầu với óc. biết thế đéo nhờ. nhưng mà phải nhờ, thì mới tỉnh ra, là trong đầu nó nghĩ đến mình chỉ bấy nhiêu thôi. hóa ra chẳng có cái gì mất tích cả, quên đi thì nó mất, thông tin ko còn có giá trị trên đời nữa, thế thôi. chỉ khổ thân anh ship, còn chẳng phải shipper của cái gói hàng đấy, chì vì hay đi ship khu này nên mới vạ lây, đứng chờ dưới cửa giữa trời mưa rét để đợi người mở cửa, tống bằng được cái gói hàng oan gia này đi cho hết nợ. gói hàng đấy là 2 cái thảm trải sofa. mùa đông hết rồi, sofa cũng mua khăn trải khác rồi. 2 cái thảm đành vẫn nằm im trong bọc, im như cái lí do chia tay.

quyết tâm chia tay Read More »

pills

năm 2017 -2018 j đấy có vẻ là những năm sức khỏe mình tốt nhất. 1 trong những lí do là mình bỏ uống thuốc – đông tây y j cũng bỏ. nhẽ ra khỏe thì ms ko phải uống thuốc, nhưng đúng thật là vì ko uống thuốc nữa nên mới khỏe ra. có những lần ho sốt, cảm vặt, cứ để 1 2 hôm là tự khỏi. ngoài ra, ko tắm nước nóng. và ngoài ra nữa (cái này chắc là chủ yếu) là mình ở Nha Trang, k phải hít khói HN hay HCM. đấy cũng là năm mình bắt đầu tự đọc Đạo đức kinh, xem thần số học, tarot, tử vi, đi khóa tu, tập thiền,… học cũng vì rảnh thôi chứ ko phải để thể hiện j ở đây, nhưg đấy là lí do mà mình thấy mấy cái trào lưu tu tập r tâm linh gần đây, nhất là sau Covid, nhảm nhí vs biến tướng vlon. có 1 cái tốt sau covid là ai cũng chăm chỉ tập thể dục và tự nấu ăn thì đúng là tốt thật. nhưg cái việc tập tành hay tự nấu lấy mà ăn, vốn gắn với kỷ luật và kiểm soát tài chính (và vì covid chán ỉa, ở nhà ko đc ra đường thì chả phải tập vs tự nấu ăn??), cũng bị liệt vào list các hoạt động tâm linh chữa lành, tìm lại đứa trẻ bên trong vs 3 cái lăng nhăng, là cái loại content bán cho các e 10x hay bị trầm cảm, rửng mỡ sống ở VN mà tưởng mình đang ở 1st world, hoặc cho mấy e đầu 9x nhưng dậy thì hơi muộn, mới bắt đầu bước những bước lẫm chẫm ra đời (và khi ra đời lúc xương khớp bắt đầu lão hóa r thì ngã cũng đau hơn nhỉ? =))) từ từ đợi post sau tao kể chuyện cuộc phiêu liu của con chó hay con mèo nhà tao, để 1 vài đứa chúng mày nhìn vào mà học tập, và bỏ mấy cái post dạy nhau chữa lành đi hộ t cái. sau đấy mình lại về HN, vẫn giữ thói quen k tắm nc nóng, nhưg ko khí và con ng xung quanh bẩn đi nhiều. thuốc k giúp thanh tẩy ko khí và các mối qhe, nhưg ít nhất giúp mình ko bị ốm lâu. cái cảm giác lúc ốm, cầm 1 nắm thuốc trên tay sau khi cẩn thận đọc kỹ hướng dẫn (mà nhà thuốc ghi nguệch ngoạc, vắn tắt trên mỗi vỉ: S2T2 sau ăn/trc ăn), giống như mỗi lần xem fim, thấy máy quay zoom vào những viên thuốc nhộng, thuốc nén, những viên tròn ung ủng, màu sắc trắng trẻo hoặc pastel dễ thương, with the promise that we’ll get well soon, và nhân vật chính mà mình yêu thích vẫn chưa chết, hẳn là mang lại đc 1 thứ gần giống như an toàn. but it’s not. năm 2019 may làm sao ở HN có Tổ chim xanh và có chị Bình. và có những quán cafe xem fim, những ctrinh ca nhạc nho nhỏ. Năm 2023, các ctrinh chán quá c Bình ơi.

pills Read More »